Cung Diên Thọ – Nơi lưu dấu phụ nữ hoàng gia triều Nguyễn

Thứ tư - 18/10/2023 04:50
Cung Diên Thọ 延壽宮nằm ở phía tây Tử Cấm thành trong Kinh thành Huế, phía trước cung Trường Sanh và phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày cho Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu.
Cung Diên Thọ – Nơi lưu dấu phụ nữ hoàng gia triều Nguyễn
1. Quá trình xây dựng cung Diên Thọ
Đại Nam nhất thống chí ghi: Cung Ninh Thọ, đầu năm Gia Long là cung Trường Thọ, năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đổi là Từ Thọ, đầu năm Tự Đức (1848) trùng tu đổi là Gia Thọ, năm Thành Thái thứ 13 (1901), dùng tên hiện nay1.
Tháng 4 năm 1804, Vua Gia Long hạ lệnh cho xây dựng cung Trường Thọ thay thế cho Hậu Điện để trở thành cung điện cho vị Vương thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn. Công trình được thi công trong vòng 7 tháng thì hoàn thành, ngày 20 tháng 11 năm đó, nhà Vua thân hành đưa bà chính thức vào ở cung Trường Thọ.
Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, quyển XXV, Thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế ghi: “Ngày Giáp Tuất, rước thái hậu đến ở cung Trường Thọ. Vua thân đến chầu mừng. Các quan và các mệnh phụ đều làm giấy mừng và sắm lễ phẩm để dâng. (Các quan dâng 20 lạng vàng, 100 lạng bạc, các mệnh phụ dâng 10 lạng vàng, 50 lạng bạc). Từ đó hoặc 3 ngày, hoặc 5 ngày, vua thân đến thăm sức khỏe, giữ lễ quạt nồng ấp lạnh, chưa từng bỏ thiếu.”
Ngày Bính Dần, năm Gia Long thứ 5 [1806], mùa thu, tháng 7, ngày mồng 1, tế thu hưởng. Ngày Mậu Thân, Vua đem bầy tôi đến cung Trường Thọ, bưng sách vàng ấn vàng tôn Vương thái hậu làm Hoàng thái hậu. Sách văn rằng: “Trộm nghe hiếu trước hết phải ở lòng yêu, lễ không gì hơn tôn cha mẹ. Xét theo phép thường, đủ nêu lễ thịnh. Kính nghĩ, đức vương thái hậu bệ hạ, tiếng lành rộng khắp, cao vượt đời xưa. Nết tốt đức dày, cảnh nào vẫn thế. Khuôn phép chốn đình vi, ích lợi đến xã tắc. Phúc để con cháu, ơn kịp thần dân. Công chứa nhân chồng, ngày nay mới có. Cho nên thần mới theo lời bầy tôi, đã xưng đế hiệu, càng nhớ đến công dưỡng dục như trời không cùng, há dám không suy tôn để đáp ơn lớn ! Kính cẩn đem bầy tôi bưng sách vàng dâng tôn hiệu làm Hoàng thái hậu. Cúi xin nhận lấy hiệu to, cho nhiều phúc chỉ. Danh xứng với đức, sáng mãi như mặt trời mặt trăng; phúc tự trời cho, thọ mãi như núi sông gò đống”.
Năm 1811 sau khi bà mất, cung Trường Thọ cũng bị triệt giải để dùng gỗ xây dựng điện Thanh Hòa là nơi ở của vua Minh Mạng khi ông được phong làm Hoàng thái tử năm 1816.
Năm 1820, Vua Minh Mạng lên ngôi, tôn phong thân mẫu Thuận Thiên Cao Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, đồng thời cho đại trùng tu, xây dựng cung Từ Thọ trên nền cũ của cung Trường Thọ làm chỗ ở cho bà. Cung Từ Thọ lúc này được thiết kế với điện Diên Thọ ở trung tâm, quay mặt về hướng đông, với Trường Du tạ là một tiểu hoa viên duyên dáng dùng cho việc tiêu dao thưởng trà ngoạn cảnh. Sau khi bà Thuận Thiên Hoàng hậu qua đời vào năm 1846, cung Từ Thọ được chuyển giao cho bà Từ Dũ Hoàng thái hậu là mẹ của Vua Tự Đức. Ngày 4 tháng 9 năm 1848, Vua Tự Đức hạ lệnh triệt giải kết cấu cung Từ Thọ để xây dựng cung điện mới với kết cấu hoàn toàn khác và đổi tên thành cung Gia Thọ. Khi công trình được hoàn thành vào tháng 4 năm 1849, vua ban lời dụ: “Lần này dựng Tây cung để làm chỗ phụng thừa vui vẻ muôn năm, cung lan điện quế, phúc lộc bồi thêm; cửa ngọc thềm dao, nền nhân dựng mãi. Mong khi làm mới, hợp tình muôn người như con lại làm việc cho cha; tới lúc khánh thành, gặp tháng rất vui về tuổi thọ của trẫm. Bờ cõi thái hòa, rõ bày muôn phúc; cung đình Trường Lạc, ghi tốt nghìn thu. Lòng trẫm vui vẻ xiết bao ! Nay kính dâng tên cung gọi là cung Gia Thọ, điện sau gọi là điện Thọ Ninh, nhà tạ bên tả điện gọi là tạ Trường Du, cửa chính trước cung gọi là cửa Thọ Chỉ, để tỏ ra điều hay hợp ứng, phúc thọ hậu thêm, Thánh mẫu ta mãi hưởng phúc tốt lành, chính mình ta được sự mừng vui”2.
Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường ngày ở đây. Các vua triều Nguyễn thường xuyên cho sửa chữa, mở rộng cung Diên Thọ và dành khoản ngân sách riêng hàng năm cho việc này. Việc tu sửa này được ghi cụ thể qua các bản Tấu của Bộ Công. Chẳng hạn bản Tấu của Bộ Công ngày 20 tháng 02 năm Khải Định 2 (1917) báo cáo về việc tu sửa cung Diên Thọ như sau: “Phụng xét ngân sách năm nay trong đó có dự trù 2300 đồng để tu bổ các điện, đường trong cung Diên Thọ. Nay Bộ thần đã cung kính kiểm tra cung chính của Tôn cung, thấy gỗ lạt hư hỏng, dột nát nhiều đã sức khám biên ghi án. Chỉ có điều tôn cung đã qua nhiều năm, nên cột kèo bị hư mục, khám kiểm khó thể chu đáo, nên việc dự trù tưởng cũng khó ấn định, vậy xin cho tháo dỡ ngói lợp nóc để kiểm tra cho thật rõ ràng rồi tu bổ lại, còn chi phí hết bao nhiêu tiền sẽ tiếp tục làm phiếu tâu lên3”. Châu đểm.
Thọ
– Lầu Tịnh Minh: Được xây dựng vào năm 1927 đời Vua Bảo Đại trên nền của Thông Minh đường – một trong số nhà hát tuống trong Đại Nội. Đây là tòa nhà xây theo lối kiến trúc hiện đại kiểu phương Tây, dành cho bà Từ Cung mẹ của nhà vua sinh sống. Năm 1950, tòa nhà được mở rộng quy mô để làm nơi sinh hoạt tạm thời cho Vua Bảo Đại. Ngày nay tòa nhà là văn phòng Trung tâm phối hợp Nghiên cứu đào tạo và Bảo tồn di tích Huế.
– Nhà Tả Trà được dựng đối xứng với Tịnh Minh lầu dùng làm nơi chờ cho những ai vào yết kiến Hoàng thái hậu. Tòa nhà ba gian hai chái xây bằng gạch và gỗ, được cải tạo bằng bê tông vào năm 1927. Năm 1968 gần như vụ bom đánh sập, từ năm 2011 đến nay dự án khôi phục nguyên trạng nhà Tả Trà được triển khai. Khu này ngày nay trở thành một phòng trưng bày cổ vật. Hiện vật đáng chú ý nhất nơi đây là chiếc xe kéo của mẹ của Vua Thành Thái. Đây là hiện vật được đấu giá thành công của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Chaeau de Cheverny (Pháp) vào tháng 6/2014. Để sở hữu chiếc xe này, tỉnh Thừa Thiên Huế phải bỏ ra 55.800 Euro (khoảng 1,5 tỉ đồng). Một hiện vật đặc sắc khác là chiếc kiệu cổ của Hoàng thái hậu Từ Cung (1890-1980, là vợ Vua Khải Định, mẹ của Vua Bảo Đại).
Chú thích:
1. Đại Nam nhất thống chí, quyển I, Kinh sư.
2. Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, quyển XXV.
3. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, tập 2, tờ 53, Khải Định.
4. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, tập 4, tờ 230, Khải Định.
5. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn, tập 5, tờ 138, Bảo Đại.
6. Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Bộ Công, quyển 205.
7. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn.
Th.s: Hoàng Nguyệt – Phòng Công bố và giới thiệu tài liệu.
 

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Tài khoản nhận tài trợ đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xây dựng phả hệ, dịch phả sử và kết nối thông tin các chi tộc:
Số tài khoản: 0907097567 - Ngân hàng MB Bank - Chủ tài khoản: Ts Nguyễn Hữu Thi ( Người sáng lập và đại diện điều hành honguyenvietnam.org )
( Xin vui lòng ghi rỏ nội dung ck:  tài trợ quỹ Tấm Lòng Vàng Honguyenvietnam.org )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay9,398
  • Tháng hiện tại32,053
  • Tổng lượt truy cập11,234,716
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây